Cửu Nguyệt Hi nằm trong số ít các tác giả ngôn tình Trung Quốc có lối viết đa dạng và thường xuyên thử sức mình ở những thể loại khác nhau. Các cuốn tiểu thuyết sẽ được giới thiệu ngay sau đây chính là các tác phẩm thành công, được nhiều bạn trẻ yêu thích, đón đọc.
Thiên Kim Đại Chiến
“Thiên Kim Đại Chiến” được Cửu Nguyệt Hi sử dụng tình tiết trọng sinh bên cạnh các mâu thuẫn gia tộc, đấu tranh trên thương trường. Nhân vật chính Nghê Gia ở kiếp trước sau khi lấy lại thân phận tiểu thư danh giá vẫn không được chính những người thân của mình chấp nhận, cô buông bỏ tất cả lao vào những cuộc chơi trụy lạc để rồi sau cùng nhà tan, cửa nát. Người cướp đi thân phận của cô từng ấy năm lại an nhiên hưởng thụ và chiếm lấy tất cả mọi thứ thuộc về nhà họ Nghê.
Cơ may sống lại, Nghê Gia hoàn toàn lột xác thành một con người khác. Cô biết giữ tự giữ lấy chính bản thân mình không để bất kỳ một yếu tố bên ngoài nào có thể thao túc, ảnh hưởng đến cô. Cũng nhờ biết trước chuyện tương lai, Nghê Gia lên toàn bộ kế hoạch để bảo vệ chính gia đình của mình. Đó cũng là thời điểm mà cô vô tình gặp gỡ và bắt đầu mối quan hệ với nam chính Việt Trạch.
Archimedes thân yêu
Tác giả xây dựng nam chính Ngôn Tố của “Archimedes thân yêu” là một người cực kỳ thông minh, suy nghĩ mọi việc đều đi theo logic không chứa đựng bất kỳ yếu tố cảm xúc nào. Nữ chính Chân Ái lớn lên trong một tổ chức tách biệt với chuẩn mực đạo đức đi ngược lại lẽ thường. Việc cô trốn thoát khỏi tổ chức và sau này được đồng hành cùng Ngôn Tố chính là những bước ngoặt to lớn khi cô bắt đầu biết suy nghĩ cho bản thân và biết yêu thương người khác. Hành trình hai người cùng nhau điều tra những vụ án ghê rợn cũng là hành trình hai trái tim tiến lại gần nhau hơn.
Freud thân yêu
“Freud thân yêu” là cuốn tiểu thuyết thứ hai nằm trong hệ liệt “Thân yêu” của Cửu Nguyệt Hi khai thác đề tài trinh thám, bí ẩn, phá án.Tên của truyện được lấy từ tên của một nhà thần kinh, tâm lý học nổi tiếng Sigmund Freud. Đây là một chi tiết liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp của nam nhân vật chính cũng là yếu tố quan trọng trong vụ án chủ đạo của bộ truyện.
Điểm nhất của bộ truyện có lẽ nằm ở nữ chính Chân Ý. Tính cách ấm áp, lạc quan và rực rỡ của cô không chỉ sưởi ấm thế giới lạnh lẽo của nam chính cũng đồng thời khiến các cuộc điều tra, phá án không còn quá đáng sợ.
Socrates thân yêu
“Socrates thân yêu” là mảnh ghép cuối cùng trong bộ truyện về có yếu tố trinh thám của Cửu Nguyệt Hi. Ngày còn bé, Hạ Thời luôn đi theo sau Ngôn Hàm và cô cũng trở thành người mà Ngôn Hàm yêu thương, che chở nhiều nhất. Nhưng rồi những biến cố xảy ra, một câu nói “anh chờ em chút nhé” đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của cô trong thế giới của anh. 10 năm sau khi hai người gặp lại, họ đã trở thành những con người hoàn toàn khác, thân phận, tính cách và cả những việc họ đang làm đều là lý do khiến họ khó có thể trở về như lúc xưa.
Thời niên thiếu tươi đẹp ấy
Thời niên thiếu là giai đoạn đem đến nhiều kỷ niệm hạnh phúc nhưng cũng đồng thời tạo nên nhiều tiếc nuối nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Bộ truyện “Thời niên thiếu tươi đẹp ấy” chính là tác phẩm khiến chúng ta thấm thía cảm giác của hai chữ “bỏ lỡ”.
Nữ chính sống những ngày thiếu niên đáng yêu, huy hoàng và đầy niềm tin hy vọng. Trong khi nam chính lại xấu xí, thối nát, không có tương lai. Sự tự ti, bồng bột của tuổi trẻ có thể kéo hai người lại gần nhau đôi chút nhưng sau cùng lại khiến hai con người mãi mãi không chạm đến tình yêu.
Vì gió ở nơi ấy
Cửu Nguyệt Hi đã đưa độc giả hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác với từng diễn biến trong mạch truyện “Vì gió ở nơi ấy”. Câu chuyện mở ra từ một chuyến hành trình đi khảo sát ở vùng Á Đinh của nhóm sinh viên Chu Dao. Khi nghỉ lại ở khách sạn cô đã bắt gặp và trúng tiếng sét của ông chủ lạnh lùng xa cách kia. Cô cứ cố gắng tiến lại gần thì anh lại càng cố tình bước ra xa. Đến khi ông chủ Lạc của Chu Dao dần dần lung lay thì những câu chuyện năm xưa lại dần được bật mí, gây nên bao thử thách cho tình cảm của hai người.
Anh biết gió đến từ đâu
“Anh biết gió đến từ đâu” là cuốn tiểu thuyết của Cửu Nguyệt Hi kể về mối tình giữa hai nhân vật là Trình ca và Bạch Dã. Trình Dã là một nhiếp ảnh gia có tiếng nhưng đồng thời lại là một bệnh nhân với tâm lý không ổn định, anh lang thang phiêu dạt khắp nơi để tìm kiếm phương pháp cứu chữa cho tâm hồn của mình. Còn Bạch Dã một con người theo nghệ thuật lại mất đi cái linh tính của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh, cô đi khắp nơi để tìm lại cảm hứng sáng tạo. Chính trên hành trình đó hai đường thẳng vô tình cắt nhau, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong cuộc sống của cả hai người.
Một tòa thành đang chờ anh
Không đi theo lối viết mơ mộng lãng mạn như nhiều cuốn tiểu thuyết ngôn tình khác, Thẩm Nguyệt Hi lựa chọn kể câu chuyện tình yêu giữa Tống Diệm và Hứa Thấm bằng những nét vé thực tế nhưng không kém phần cảm động.
Hứa Thấm mất đi gia đình từ ngày còn bé và được nhà họ Mạnh nhận nuôi. Trong cuộc sống nhút nhát, tự ti, cô đơn của cô thì Tống Diệm chính là một chút ấm áp duy nhất. Thế nhưng cô lại lựa chọn đi theo lý trí, từ bỏ anh để sống yên bình trong ngôi nhà đã cưu mang mình. Sự chia tách của họ kéo dài đến 10 năm, ai cũng thay đổi chỉ tình yêu của họ dành cho nhau lại vẫn vẹn nguyên.
Tần cảnh ký – Nữ phụ đừng coi khinh nữ chủ
Với cuốn tiểu thuyết này của Cửu Nguyệt Hi, bạn tha hồ có những phút giây thư giãn thú vị. Cả hai nhân vật chính của bộ truyện đều vô tình đi vào thế giới tiểu thuyết. Tần Cảnh trở thành một người nữ chính không một chút hào quang còn Doãn Thiên Dã từ công tử ăn chơi bỗng chốc trở thành tay trợ lý quèn. Hành trình của hai người trong thế giới tiểu thuyết này đã gây ra vô số những tình tiết gay cấn, lôi cuốn nhưng đồng thời cũng rất thú vị, ngộ nghĩnh.
Số lượng tác phẩm của Cửu Nguyệt Hi không quá nhiều nhưng đều khá chất lượng, phong cách thì đa dạng không bị gò bó. Những cuốn tiểu thuyết hay nhất của tác giả này chắc chắn sẽ không khiến bạn thất vọng khi bỏ thời gian thưởng thức.