Gần đây, trong quá trình giam giữ để phục vụ điều tra hành vi vi phạm pháp luật khi đang giữ các chức vụ quan trọng, ông Trần Bắc Hà đột ngột qua đời do trọng bệnh. Sự việc này khiến dư luận trở nên xôn xao vì vụ việc nghiêm trọng liên quan đến nhiều bên và nhiều vấn đề khác vẫn chưa đi đến hồi kết.
Tiểu sử của ông Trần Bắc Hà
Xuất thân
Bố của Trần Bắc Hà quê ở tỉnh Bình Định, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, sau năm 1954 thì tập kết ra Bắc. Đến năm 1956, Trần Bắc Hà được sinh ra tại tỉnh Hà Tây cũ.
Sự nghiệp
- Trần Bắc Hà bắt đầu làm việc tại BIDV từ năm 1981.
- Sau 10 năm, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc BiDV chi nhánh Bình Định.
- Giai đoạn 1999-2003, ông được thăng chức và đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc BIDV.
- Giai đoạn 2003 – 2007, Trần Bắc Hà giữ chức Tổng giám đốc BIDV.
- Giai đoạn 2008 – 2011, ông đảm nhiệm vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị BIDV
- Giai đoạn 2012 – 2016, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Từ 1/9/2016, Trần Bắc Hà chính thức nghỉ hưu.
Tài sản
Theo ước tình sơ bộ vào năm 2018, tổng tài sản của Trần Bắc Hà tại Lào lên đến 15.000 tỉ đồng. Vợ ông Trần Bắc Hà còn đứng tên đại diện một Resort 4 sao có tên Hoàng Gia Quy Nhơn ở đường Hàn Mặc Tử, thành phố Quy Nhơn, giá trị ước tính là 135 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, con gái ông, bà Trần Lan Phương là người đại diện pháp luật cho Công ty Thiên Hưng thành lập từ năm 2014, sở hữu vốn điều lệ là 50 tỷ đồng. Con trai ông Trần Bắc Hà, ông Trần Duy Tùng sáng lập và giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Tập đoàn An Phú, thành lập năm 2009, vốn điều lệ 200 tỷ đồng.
Toàn cảnh vụ bê bối liên quan đến ông Trần Bắc Hà
Tin đồn Trần Bắc Hà bị bắt giữ
Đầu năm 2013, trên mạng xã hội bỗng chốc lan truyền tin đồn Trần Bắc Hà bị bắt. Có rất nhiều những dự đoán khác nhau được đưa ra về nguyên nhân của việc. Thế nhưng đến ngày 21/2/2013, bên BIDV đã chính thức phát ra thông cáo báo chí, bác bỏ những lời đồn thổn về Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV. Mặc cho những nỗ lực từ phía ngân hàng, công chúng vẫn bán tín, bán nghi về sự việc này và khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam vào thời điểm đó cũng bị ảnh hưởng.
Vụ án của Phạm Công Danh
Sau khi điều tra vụ việc của Phạm Công Danh, Trần Bắc Hà được xác định là người ký 12 báo cáo đồng ý cho công ty của Phạm Công Danh vay vốn. Vụ việc liên quan đến nhiều bên khác nhau. Ngoài Trần Bắc Hà, nhiều người đã, đang nắm giữ các chức vụ quan trọng khác như Trần Lục lang – Phó Tổng Giám đốc BUDV, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng liên doanh Lào Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Đoàn Ánh Sáng – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc BIDV cũng bị xem xét kỷ luật và truy tố tránh nhiệm.
Trần Bắc Hà bị khai trừ khỏi Đảng
Ngày 28/6, Trần Bắc Hà chính thức bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương, xem xét, thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng, cắt tất cả các chức vụ liên quan đến Đảng.
Trần Bắc Hà bị bắt và khởi tố
Ngày 29/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an quyết định khởi tố bị can, khám xét, tạm giam Trần Bắc Hà để phục vụ điều tra. Ông Trần Bắc Hà bị xem xét về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo điều 206 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Ngay sau đó, toàn bộ tài sản đứng tên Trần Bắc Hà và các doanh nghiệp liên quan đến gia đình ông cũng bị phong tỏa để phục vụ điều tra.
Qua đời
Ngày 18/7/2019, Trần Bắc Hà được xác nhận đã tử vong trong thời gian tạm giam chờ điều tra. Nguyên nhân được xác định là do mắc bệnh nặng và tử vong trước khi được đưa đến Bệnh viện Quân y 105.
Những vấn đề còn tồn tại sau vụ bê bối
Hàng loạt dự án nghìn tỷ đắp chiếu
Sau những vụ việc của ông Trần Bắc Hà, hàng loạt dự án liên quan đã phải ngừng triển khai. Trong đó có rất nhiều dự án quy mô lớn như Dự án Thiên Hưng ở khu đất vàng tại Quy Nhơn, dự án bò giống và bò thịt Bình Hà ở Hà Tĩnh,… Các dự án này ít nhiều đều có sự trợ giúp đến từ ông Trần Bắc Hà nên được đưa vào diện xem xét, điều tra để kiểm tra tính hợp pháp của các khoản đầu tư.
Không chỉ vậy, những quyết định cấp tín dụng, cho vay vốn mà ông Trần Bắc Hà đã ký còn gây nên những thiệt hại lớn đối với ngân hàng BIDV.
Vụ án sẽ được điều tra như thế nào?
Dưới góc độ pháp lý, sau khi Trần Bắc Hà tử vong, cơ quan điều tra sẽ chỉ đình chỉ bị can với ông này. Điều này cũng có nghĩa là ngoại trừ phần sai phạm liên quan trực tiếp đến Trần Bắc Hà, vụ việc và các cá nhân liên quan khác vẫn tiếp tục được điều tra và làm rõ. Tuy nhiên, có một sự thật rằng quá trình điều tra sẽ trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, theo luật, ở thời điểm hiện tại sẽ không xem xét đến trách nhiệm hình sự với ông Trần Bắc Hà nhưng vẫn có thể xem xét trách nhiệm dân sự. Nghĩa là sau khi đã có kết quả cuối cùng, tài sản thuộc về Trần Bắc Hà sẽ được sử dụng để đền bù lại những tổn thất mà ông đã gây ra. Trong trường hợp còn thừa lại thì mới được chia thừa kế.
Vụ việc của ông Trần Bắc Hà vốn đã kéo dài hơn 1 năm, sau cái chết của ông dự kiến thời gian điều tra sẽ tiếp tục kéo dài thêm nữa vì các cơ quan liên quan đang gặp phải rất nhiều khó khăn trên các phương diện khác nhau. Tuy nhiên, do toàn bộ sự chú ý của người dân vẫn đang tập trung vào vụ việc này, chắc chắn các cơ quan điều tra sẽ nhanh chóng đưa ra kết luận sau cùng.
=> Phong tục cúng lễ rằm tháng 7