COO là gì? COO khác gì với CEO?

Rate this post

COO, cũng như CEO, là cách gọi và cách viết tắt của một số chức vụ quan trọng trong tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể thì COO là gì và khác gì so với chức danh CEO quen thuộc? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua thông tin trong bài viết dưới đây.

COO là gì?

Ý nghĩa của COO

Trước tiên, để tìm hiểu COO là gì, bạn cần phải biết được COO viết tắt cho cụm từ nào và ý nghĩa của cụm từ đó.

COO viết đầy đủ là Chief Operations/ Operating Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành của tổ chức (có thể hiểu tổ chức ở đây bao gồm cả các công ty, doanh nghiệp). Đây là tên gọi cho một vị trí nằm trong nhóm lãnh đạo cao cấp nhất của các tổ chức hay còn được gọi là “C-suite”.

Vai trò của COO trong tổ chức

COO hay giám đốc điều hành sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động thường ngày trong mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Thông thường, các công việc này bao gồm việc quản lý hoạt động kinh doanh, xây dựng phương châm, chính sách, định hướng của các hoạt động kinh doanh,…

Một số vai trò cụ thể của giám đốc điều hành;

  • Xây dựng bộ quy chuẩn, quy tắc chung và kế hoạch hoạt động, làm việc
  • Nghiên cứu, phân tích, dự đoán và lên kế hoạch cho hoạt động kinh doanh
  • Quản lý, giám sát công việc của bộ phận sản xuất, kỹ thuật và thị trường, kinh doanh
  • Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên
  • Điều hành, chỉ đạo thực hiện các dự án kinh doanh, chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch và tổ chức phương án thực hiện
  • Nắm bắt tình hình bối cảnh chung để định hướng hoạt động chung của tổ chức, doanh nghiệp bắt nhịp đúng với biến động thị trường bên ngoài
  • Đánh giá, kiểm tra hiệu suất, hiệu quả làm việc từ cấp dưới
  • Hoàn thành những công việc khách được giao bởi tổng giám đốc

Ý nghĩa của CFO, CPO, CCO, CHRO và CMO

Bên cạnh việc tìm hiểu COO là gì, một số thuật ngữ về chức vụ khác cũng được nhiều người quan tâm và tìm kiếm bao gồm CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO.

CEO – Chief Executive Officer, Tổng giám đốc điều hành: Người giữ chức vụ cao nhất, chịu trách nhiệm với các công việc quan trọng của doanh nghiệp, tổ chức; định hướng, lên kế hoạch chiến lược và chỉ đạo thực hiện các hoạt động chủ chốt của mỗi công ty, doanh nghiệp.

CFO – Chief Financial Officer, Giám đốc tài chính: Phụ trách quản lý các vấn đề tài chính của doanh nghiệp như nghiên cứu, phân tích, xây dựng các kế hoạch tài chính, dự đoán, xử lý các nguy cơ về tài chính, phân bổ và sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư.

CPO – Chief Product Officer, Giám đốc sản xuất: Phụ trách quản lý hoạt động sản xuất sản phẩm. Cụ thể CPO phụ trách trực tiếp về vấn đề lao động và việc sản xuất các sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng ra thị trường. Người đảm nhiệm vị trí CPO phải đảm bảo cân bằng được khả năng sản xuất của công ty với nhu cầu về số lượng, chất lượng mà bên đối tác đưa ra.

CCO – Chief Customer Officer, Giám đốc kinh doanh: Phụ trách chính về hoạt động kinh doanh, có vai trò quan trọng chỉ sau CEO. CCO đảm nhiệm điều hành hoạt động để tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy doanh thu và tạo sự phát triển cho công ty, doanh nghiệp hay các tổ chức.

CHRO – Chief Human Resources Officer, Giám đốc nhân sự: Phụ trách quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nhân lực. CHRO là người trực tiếp điều hành các hoạt động và chiến lược để thu hút, tuyển dụng nhân lực cho công ty, đặc biệt là trong việc chiêu mộ những người tài, có khả năng tạo nên những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của công ty.

CMO – Chief Marketing Officer, Giám đốc Marketing: Phụ trách toàn bộ các hoạt động liên quan đến marketing. Trong điều kiện thị trường phát triển như hiện nay, marketing là hoạt động quan trọng, xuyên suốt giúp đảm bảo việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, thu hút và tạo dựng lượng khách hàng thân thiết.

So sánh COO và CEO

Về cách gọi

Trong tiếng Anh, COO và CEO là hai tên gọi hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên, khi dịch sang tiếng Việt chúng đều có ý nghĩa là “Giám đốc điều hành”. Trên thực tế ở các công ty tại Việt Nam, chức vụ CEO hay được gọi là “Tổng giám đốc”. Còn vị trí COO thường không quá phổ biến và chỉ xuất hiện ở những công ty, doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn.

Trong nhiều trường hợp, vị trí cao nhất đứng đầu công ty Chairman hay President – tương đương với chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm nhiệm luôn vị trí và các công việc mà CEO thường sẽ đảm nhận.

Tùy vào đặc trưng của từng tổ chức, doanh nghiệp trong các quốc gia khác nhau, những vị trí như CEO hay COO đều có thêm những cách gọi khác nhau.

Về vị trí, vai trò

CEO giữ vai trò cao hơn và quan trọng hơn so với COO mặc dù cả hai chức vụ này về cơ bản sẽ quản lý và điều phối các hoạt động như nhau.

COO sẽ thực hiện việc quản lý của mình trực tiếp thông qua các cán bộ cấp cao hoặc các nhân viên đứng đầu các bộ phận khác. Người đảm nhiệm vị trí COO cần đưa ra được các quyết định về những kế hoạch hoạt động cụ thể mà các phòng ban, đơn vị cần thực hiện để đảm bảo duy trì sự hiệu quả cho việc vận hành tổ chức, doanh nghiệp.

CEO sẽ kiểm soát các hoạt động dựa trên báo cáo trực tiếp từ COO. Hiểu một cách đơn giản thì CEO là tổng giám đốc thì COO chính là vị trí phó tổng. CEO đảm nhiệm chính về các nội dung mang tính chiến lược nhiều hơn. Lấy một ví dụ nôm na cho bạn dễ hình dung thì CEO là “cái đầu” của một doanh nghiệp thì COO là cánh tay đắc lực của cơ thể đó.

Với các công ty, tổ chức vừa và nhỏ, lượng công việc thường vẫn có thể đảm đương bởi một người thì chức vụ COO thường sẽ để trống hoặc không có, CEO sẽ nắm việc điều hành và kiểm soát trực tiếp. Ở những công ty quy mô lớn hơn thì vị trí COO sẽ giúp các đầu việc được chuyên môn hóa hơn, giảm bớt trách nhiệm và lượng công việc mà CEO cần đảm nhận.

Mong rằng với bài viết trên đây, các bạn đã nắm được những thông tin cơ bản nhất về tên gọi cũng như vai trò, nhiệm vụ cơ bản của các chức danh trong tổ chức, doanh nghiệp. Đây sẽ là những thông tin cực kỳ hữu ích khi bạn bắt đầu làm việc cho một công ty nào đó hoặc thường xuyên cần liên hệ với bên đối tác khách hàng cấp cao.

=> Tải nhạc không giới hạn duy nhất tại Nhac.vn: https://nhac.vn/

Ngoc Anh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *