Chính sách tài khóa là một trong những chính sách tài chính quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Việc vận hành và sử dụng chính sách này như thế nào là điều mà mỗi quốc gia cần phải cân nhắc sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả nhất. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chính sách tài khóa cũng như những ứng dụng thành công của chính sách tài khóa tại thị trường Việt Nam bạn nhé!
Khái niệm về chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa chính là dùng chi tiêu của chính phủ, thu ngân sách để tác động lên nền kinh tế. Đây là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô do Chính phủ thực hiện.
Chính phủ điều chỉnh thuế suất và chi tiêu để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, , bình ổn giá….
Chỉ có cấp Trung ương, là Chính phủ mới có quyền thực hiện chính sách tài khóa, chính quyền địa phương các cấp không được quyền thực hiện chức năng này.
Xem thêm nguồn: Chính sách tài khóa là gì? Đặc điểm và vai trò đối với nền kinh tế
Những lợi ích mà chính sách tài khóa mang lại
Công cụ giúp Chính phủ tác động đến toàn bộ nền kinh tế trong mọi trường hợp, ổn định nền kinh tế đang biến động.
Dùng 2 công cụ của chính sách tài khóa, Chính phủ sẽ phân bổ hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, Nhà nước tập trung phát triển một lĩnh vực trọng tâm của đất nước.
Giúp phân phối, tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Tạo môi trường an toàn, ổn định đầu tư và tăng trưởng.
Mục tiêu của chính sách tài khóa là tăng trưởng, phát triển nền kinh tế
Chính sách tài khóa đang được áp dụng đúng hướng
Liên quan tới chính sách tiền tệ, Chính phủ, NHNN phấn đấu tiếp tục giữ ổn định lãi suất, tỷ giá khi vẫn còn dư địa. Các chuyên gia đề nghị Chính phủ chỉ đạo NHNN giám sát một số hiện tượng có biểu hiện không lành mạnh trong huy động vốn như “lách” chi trả lãi suất USD qua chứng chỉ tiền gửi.
Trong kiểm soát lạm phát, các chuyên gia cho rằng lạm phát bình quân có xu hướng giảm dần, qua đó đề nghị Chính phủ tiếp tục giám sát và điều chỉnh giá dịch vụ công, trong đó lưu ý việc điều chỉnh giá điện trên tinh thần minh bạch các thông số đầu vào, tiết giảm chi phí với mức độ cao nhất, kể cả chi phí về lao động, giảm thấp nhất hao tổn điện năng, cơ cấu lại nguồn điện cho phù hợp.
Các chuyên gia cũng đề nghị Chính phủ tập trung tái cơ cấu 5 lĩnh vực trọng tâm (hệ thống ngân hàng thương mại, đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước, cơ cấu lại thu chi ngân sách gắn với bảo đảm an toàn nợ công và đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập), hoàn thiện khung khổ pháp lý cho xử lý nợ xấu, coi đây là nhiệm vụ ưu tiên trong thời gian tới.
Đánh giá cao các góp ý của các chuyên gia kinh tế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ: Tài chính, KH&ĐT và NHNN tiếp thu và hoàn thiện các báo cáo kinh tế-xã hội, bổ sung thêm các chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng để phục vụ cho phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.
Tìm hiểu bài viết liên quan: Những rủi ro khi đầu tư cổ phiếu mà nhà đầu tư mới nên biết