Là người yêu thích âm nhạc Đan Trường, chắc hẳn bạn sẽ biết được suốt hơn 20 năm trên con đường sự nghiệp, anh Bo chưa bao giờ tự giới hạn bản thân trong một dòng nhạc nhất định. Đan Trường luôn tìm cơ hội để thử sức mình trong nhiều thể loại khác nhau và hầu hết đều nhận được đánh giá tích cực từ công chúng cũng như giới chuyên môn. Mặc dù các sản phẩm âm nhạc Đan Trường luôn đa dạng về thể loại nhưng tất cả đều mang một vài nét đặc trưng rất riêng của nam ca sĩ.
FAQ về năm ca sĩ Đan Trường
- Tên thật của Đan Trường là gì? – Tên khai sinh của anh là Phạm Đan Trường
- Đan Trường sinh năm bao nhiêu? Năm nay Đan Trường bao nhiêu tuổi?– Nam ca sĩ sinh năm 1976 tại Thành phố Hồ Chí Minh, như vậy, hiện nay nam ca sĩ 42 tuổi
- Đan Trường có thể chơi những loại nhạc cụ nào? – Đan Trường có khả năng chơi đàn piano
- Đan Trường bắt đầu tham gia hoạt động nghệ thuật từ năm nào? – Năm 1997, một năm sau khi anh dành giải nhì trong một cuộc thi tìm kiếm giọng hát
- Ngoài vai trò ca sĩ, Đan Trường còn có công việc nào khác không? – Đan Trường ngoài việc ca hát cũng là một diễn viên có kha khá vai diễn lớn nhỏ đồng thời cũng có công việc kinh doanh riêng
- Đan Trường từng hợp tác với những nghệ sĩ nào? – Đan Trường từng hợp tác và cho ra nhiều sản phẩm âm nhạc thành công với các nghệ sĩ Cẩm Ly, Thanh Thảo, Quang Linh, Mỹ Tâm, Hồ Quỳnh Hương,…
Âm nhạc Đan Trường đa dạng, phong phú trong thể loại
Nhạc Đan Trường bao gồm nhiều thể loại đa dạng như pop, cantopop, dance, R&B, sử ca, nhạc truyền thông, dân ca, nhạc trẻ, nhạc trữ tình, bolero,…
Trong thời gian đầu hoạt động, sản phẩm âm nhạc Đan Trường xuất hiện trước công chúng hầu hết là những bản pop, pop ballad và nhạc trẻ mang nhịp vừa nhẹ nhàng lại vẫn có phần tươi trẻ, sôi đồng, quan trọng nhất là bắt tai và dễ tiếp cận công chúng là học sinh, sinh viên. Các bài hát trong thời gian này chịu ảnh hưởng xu hướng sử dụng nhạc Hoa lời Việt nên hầu hết những bài hát bổi bật nhất trong số các bản nhạc của Đan Trường đều mang đặc trưng này. Những ca khúc hay nhất của Đan Trường ở giai đoạn đầu chắc chắn không thể bỏ qua “Mưa Trên cuộc tình”, “Rêu phong”, “Hạnh phúc bay xa”, “Kiếp ve sầu”, “Đi về nơi xa”. Trong đó, hai bài hát “Kiếp ve sầu” cùng “Đi về nơi xa” Đan Trường đã mang lại cho anh Bo những thành tích không nhỏ và hàng loạt giải thưởng quan trọng.
Về sau, Đan Trường vẫn tiếp tục duy trì việc ra mắt đều đăn các bài hát mới nằm trong thể loại này. Album ra mắt sau Liveshow Mãi mãi 1 tình yêu của Đan Trường “Anh phải làm sao?” chính là một trong số sản phẩm tiêu biểu nhất
Năm 2002, Đan Trường cho ra mắt album Vol.7. Bài hát đáng chú ý nhất trong album là “Dòng máu Lạc Hồng” một bản hùng ca về quê hương, dân tộc cũng là sản phẩm mang hơi hướng màu sắc sử ca đầu tiên trong âm nhạc Đan Trường. Bước thử nghiệm đầu tiên này chính là sự chuẩn bị cho album “Hùng thiên Âu Lạc” được ra mắt 8 năm sau đó. Những bài hát của Đan Trường góp mặt trong album đều có đề tài lịch sử dân tộc “Dòng máu Lạc Hồng”, “Hùng thiêng Âu Lạc”, “Thăng Long khát vọng ngàn năm”.
Nhạc Đan Trường cũng bao gồm các ca khúc mang âm hưởng của R&B và hiphop như bài hát “Đến một lúc nào đó”, “Vũ điệu Boom boom”, “Nắng sân trường”, “Bài hát cuối” và “Mãi mãi một tình yêu”.
Ở mảng âm nhạc dân ca truyền thống, nhạc Đan Trường cũng ghi dấu với nhiều tác phẩm nổi bật. “Bông hồng cái ào” Đan Trường chính là album chứa đựng hầu hết những tác phẩm tinh tuy đó “Đất nước”, “Hát về anh”, “Hãy yên lòng mẹ ơi”, “Hát về cấy lúa hôm nay”…Ca khúc kinh điển nhất mà chắc hẳn ai cũng biết đến chính là màn song ca “Chim Trắng mồ côi” với ca sĩ Cẩm Ly.
Càng về sau, sản phẩm âm nhạc Đan Trường ngày càng độc đáo, mới lạ và cực kỳ phong phú đa dạng. Gần như mọi thể loại nhạc đều có thể tìm thấy đâu đó dấu vết của nam ca sĩ Đan Trường.
Đây là với những sản phẩm âm nhạc Đan Trường cho ra mắt chính thức. Nếu tính đến cả các tác phẩm được lựa chọn để biểu diễn trực tiếp hay cover lại các bài hát khác thì mức độ đa dạng càng không cần phải chứng minh quá nhiều. Trong số đó, bản Cover “Anh cứ đi đi” Đan Trường dù chỉ là màn biểu diễn trên sân khấu nhưng lại được cư dân mạng “săn lùng” ráo riết và tiếp đó là cơn mưa lời khen cho bản cover quá mượt và cảm xúc.
Chất “riêng” trong nhạc Đan Trường vẫn được duy trì suốt hơn 20 năm
Những ca khúc hay của Đan Trường đều thuộc những dòng nhạc và thể lọai đa dạng nhưng nếu suy cho cùng, tất cả đều mang đậm dấu ấn đặc trưng riêng của âm nhạc Đan Trường.
Trước hết những bản nhạc Đan Trường hay nhất tất nhiên đều do nam ca sĩ thể hiện và màu sắc đặc trưng của giọng hát đã tạo nên điểm thống nhất đầu tiền. Chất giọng của Đan Trường là nam trung, âm sắc khá trầm và truyền cảm. Điểm nhấn trong giọng hát của Đan Trường được giới chuyên môn nhận định chính là quãng giọng, cách luyến láy và sử dụng giọng pha, giọng giả linh hoạt. Chất giọng này vì thế thích hợp để hát nhiều thể loại khác nhau nhưng đồng thời tạo ra sự đặc biệt không lẫn chung với nhiều giọng ca khác.
Nhạc Đan Trường thường mang màu sắc cổ trang. Màu sắc cổ trang của các sản phẩm âm nhạc không đơn thuần là nằm ở hình ảnh MV. Cách hòa âm phố khì mang nét hào sảng cùng âm thanh nhạc cụ dân tộc trong giai điệu đều góp phần tạo nên điểm đặc biệt này. Có thể thấy là Đan Trường dường như rất chuộng phong cách này và sử dụng nó rất nhiều lần trong suốt 20 năm ca hát, kể từ những sản phẩm âm nhạc đầu tiên như “Mưa trên cuộc tình” đến sản phẩm kỷ niệm 21 năm ca hát “Thiên tử” cũng đều đi theo concept này.
Một yếu tố nữa tạo nên sự tương đồng cho các sản phẩm âm nhạc Đan Trường chính là sự đầu tư nghiêm túc. Không phải nam ca sĩ theo đuổi nhiều dòng nhạc là đầu tư một cách dàn trải. Từng tác phẩm đều được chuẩn bị nghiêm túc, có chất lượng cao nhờ đó mà đủ khả năng chinh phục khán giả, mang lại những giải thưởng có ý nghĩa và giá trị cho Đan Trường.
Dù định hướng phát triển âm nhạc của Đan Trường trong suốt 20 năm qua và cả sau này đều là con đường đa dạng, toàn diện, thử sức với đủ các thể loại, những sản phẩm sau cùng được ra mắt công chúng đều vẫn luôn giữ được cái chất rất riêng trong âm nhạc Đan Trường.