Spam là gì? Cách để xử lý tình trạng spam

Rate this post

Spam được sử dụng khá phổ biến và đặc biệt là trên mạng hội. Cụ thể thì ý nghĩa của spam là gì, được dùng trong những trường hợp nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những thông tin này ngay tại bài viết dưới đây.

Spam là gì?

Spam viết tắt của từ nào?

Spam viết tắt của cụm từ Stupid Pointless Annoying Messages trong tiếng Anh. Cụm từ này có nghĩa là những bức thư ngu ngốc, khiếm nhã gây khó chịu.

Nói một cách đơn giản thì việc bị spam là khi bạn nhận được những bức thư không mong muốn với nội dung, thông điệp mà bạn không hề muốn tiếp nhận như các tin nhắn trêu đùa, tin quảng cáo,…

Sự ra đời của spam

Mọi người tin rằng spam được bắt nguồn từ một sự kiện vào năm 1978. Khi đó, một người đàn ông đã gửi tin nhắn quảng cáo sản phẩm đến 393 người cùng lúc, khác với việc gửi cho từng người với nội dung riêng như thông thường.

Ban đầu, spam chỉ mang ý nghĩa về các bức thư điện tử quảng cáo được gửi hàng loạt nhưng dần dần với sự phát triển của mạng Internet nó được sử dụng trong nhiều bối cảnh với các ý nghĩa khác.

Ý nghĩa của spam

Từ những email với nội dung không phù hợp và không đáp ứng đúng nhu cầu thông tin của người nhận, spam được dùng cho tất cả cách hình thức thông tin khác như tin nhắn, chat, bài viết, tin tức, bài đăng trên forum, bình luận,… miễn là chúng có các nội dung gây phản cảm, khó chịu, không có giá trị, không ý nghĩa. Do đó, spam hiện nay cũng có thể hiểu là các thông tin rác.

Ngoài ra, trong một vài trường hợp với các bài viết trên mạng xã hội, khi các bình luận được viết lặp đi lặp lại quá nhiều lần, nội dung bình luận không liên quan đến chủ đề, bình luận vô nghĩa,… cũng được coi như hiện tượng spam.

Các hiện tượng spam thường gặp trên mạng

Spam trên Facebook là gì?

Vì Facebook được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam nên đây cũng chính là nơi bạn có thể chứng kiến nhiều hiện tượng spam nhất. Một số biểu hiện cụ thể:

  • Bình luận không liên quan đến bài viết: Có khá nhiều tài khoản thường vào các bài viết có lượng tương tác cao để đăng tải các tin nhắn về quảng bá, giới thiệu một sản phẩm nào đó. Mặc dù Facebook có thực hiện các chính sách để chặn tính năng bình luận của các tài khoản đó nhưng dường như không mấy hiệu quả.

  • Đăng liên tục các bài viết, tin tức: Khi bạn kết bạn hoặc like một trang nào đó trên Facebook, đôi khi bạn sẽ gặp phải tình trạng các tài khoản, trang này cứ đăng liên tục các thông tin không cần thiết, làm loãng bảng tin của bạn, giảm sự tiếp xúc với những tài khoản bạn bè.

Đặc biệt, khi tính năng fan cứng đang được đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây, thay vì bạn tìm kiếm được bình luận về nội dung, cụm từ “comment để lên fan cứng” lại xuất hiện nhiều và phổ biến hơn cả.

Spam trên Zalo là gì?

Spam trên Zalo tương tự với việc bạn nhận được các tin nhắn nội dung quảng cáo sản phẩm. Mặc dù số điện thoại là thông tin khá riêng tư nhưng với những đối tượng tiến hành spam thì dãy số là thông tin có thể mò và gửi hàng loạt, không cần biết rõ người nhận là ai. Bởi vậy, ngay cả khi bạn không cung cấp thông tin bừa bãi thì đôi lúc cũng khó tránh khỏi hoàn toàn tình trạng spam trên Zalo.

Spam email là gì?

Spam email là hình thức cơ bản và nguồn gốc xuất hiện của từ spam. Hiện nay, với tính năng lọc của Gmail thì các tin nhắn rác được gửi đại trà

Các cách xử lý tình trạng spam

Đối phó spam trên Facebook, Messenger

  • Tự bảo vệ tài khoản của mình:

Để tránh tình trạng spam, tốt nhất bạn nên bắt đầu từ việc bảo vệ và quản lý tốt tài khoản của mình. Cần đảm bảo rằng tài khoản hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát và quản lý, hãy cài đặt lại mật khẩu và kiểm tra bào mật tài khoản khi cần thiết. Quan trọng hơn là bạn nên hủy kết bạn, bỏ theo dõi các tài khoản, trang thường đăng nhiều bài spam.

  • Kiểm tra và xóa các nội dung spam:

Đôi khi trong có trình sử dụng, bạn vô tình kích phải các đường link độc hại hoặc like những bài viết dẫn đến thông tin tài khoản bị chuyển vào danh sách của những người chuyên đi spam. Do đó, hãy kiểm tra lại lịch sử hoạt động và xóa những hành động không mong muốn, truy cập bất thường.

  • Báo cáo spam:

Cuối cùng, để hạn chế tối đa tình trạng này, hãy lựa chọn báo cáo spam cho Facebook để ngăn chặn sự phát tán của những tài khoản, bài viết spam. Bạn có thể kích vào tùy chọn ở góc bên phải bài viết, tài khoản, trang chọn Báo cáo/ Phản hồi. Tiếp đó, thực hiện theo các hướng dẫn để xác nhận lý do muốn báo cáo và các phương pháp ngăn chặn sự tiếp xúc của nguồn spam với tài khoản của mình.

Đối phó spam trên Zalo

  • Không nhận tin nhắn của người lạ:

Vào mục cài đặt, lựa chọn phần quyền riêng tư. Bật mục “Nhận tin nhắn từ người lạ” sang chế độ off. Zalo sẽ tự động lọc tin nhắn từ những số không phải bạn bè, tránh làm phiền đến bạn.

  • Chặn những người lạ gửi tin spam:

Tuy nhiên, với những ai vẫn cần để chế độ nhận tin nhắn từ số lạ do đặc thù công việc hoặc các mối quan hệ, bạn có thể lựa chọn ngăn từng các tài khoản gửi tin spam. Vào tin nhắn spam bạn nhập được, chọn mục chặn để ngăn việc người đó tiếp tục gửi tin đến bạn và mục báo xấu để báo cáo spam.

  • Hủy kết bạn:

Cuối cùng, bạn có thể lựa chọn hủy kết bạn bằng cách xóa tài khoản khỏi danh bạ nếu như bạn liên tục nhận được tin nhắn spam từ tài khoản bạn bè trên Zalo.

 

Đối phó spam email

Về cơ bản thì bộ lọc spam email của những nhà cung cấp phổ biến nhất như Gmail đều khá tốt và loại bỏ được cơ bản những tin nhắn không mong muốn. Trong trường hợp bạn vẫn nhận được những tin nhắn lọt khỏi bộ lọc này, bạn có thể lựa chọn vào phần báo cáo để hạn chế tình trạng tương tự xảy ra ở lần tiếp theo.

Ngoài ra, Gmail cũng cung cấp bài viết hướng dẫn bạn cách xử lý cụ thể với email spam trong các trường hợp cụ thể. Bạn có thể đọc ở phần support để nhận được hỗ trợ tốt nhất.

Ngoc Anh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *