Những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thường phải đối diện với một vấn đề nan giải là thay đổi hình tượng để hướng đến nhiều nhóm công chúng đa dạng hơn hay trung thành với một phong cách duy nhất để tạo sự khác biệt. Đây là vấn đề chung của Trịnh Thăng Bình, với tư cách một ca sĩ, nhạc sĩ tất nhiên không phải ngoại lệ. Trong thời gian gần đây, mặc dù vẫn trung thành với dòng nhạc nhẹ nhàng, giai điệu chậm rãi sâu lắng nhưng nam ca sĩ cũng đã dần mang đến sản phẩm âm nhạc mới lạ, khác biệt hơn so với trước đây. Liệu những thay đổi này có giúp Trịnh Thăng Bình chuyển mình và một lần nữa quay trở lại ngôi vương?
Phong cách âm nhạc đặc trưng của Trịnh Thăng Bình
Ban đầu, khi ra mắt cùng nhóm La Thăng vào năm 2006, phong cách âm nhạc riêng của Trịnh Thăng Bình không được bộc lộ quá rõ rệt. Các bài hát mà nam ca sĩ thể hiện đều phụ thuộc vào phong cách chung của nhóm nhạc.
Phải đến năm 2008, khi Trịnh Thăng Bình bắt đầu bước ra hoạt động solo và tự tiến hành sáng tác các ca khúc cho riêng mình thì màu sắc âm nhạc của anh chàng mới trở nên rõ ràng, nổi bật và dần tạo được dấu ấn, thu hút một lượng lớn công chúng.
Những bản hit thời kỳ đầu của Trịnh Thăng Bình như “Lời chưa nói”, “ Đã biết sẽ có ngày hôm qua”, “Ngày em đi”, “Từ nay về sau”,… đều sở hữu những nét âm nhạc đặc trưng của nam ca sĩ trong giai đoạn này. Bản hít đình đám “Người ấy” Trịnh Thăng Bình chính là một ví dụ rõ nét nhất cho đặc điểm, màu sắc âm nhạc riêng của nam ca sĩ.
Nhạc Trịnh Thăng Bình đa phần có giai điệu nhẹ nhàng và chậm rãi. Phần nhạc nền chủ yếu sử dụng âm thanh của các loại nhạc cụ phổ biến, được giới trẻ ưa chuộng như guitar, bộ trống, piano. Trong các ca khúc, phần đầu thường được làm đơn giản hóa, tạo cảm giác như những lời thì thầm kể lại một câu chuyện cho người nghe. Càng về phía cuối bài hát, tiết tấu và cảm xúc đều được đẩy lên cao trào. Tổng thể bài hát giống như một chiếc lò xo cảm xúc được nén dần và bùng nổ ở những thời điểm sau cùng trước khi bài hát khép lại.
Phần ca từ cũng được xây dựng khá đơn giản, không cầu kỳ hoa mỹ. Tuy nhiên, từng câu hát đều mang theo câu chuyện và truyền tải những cảm xúc chân thực, sâu lắng nhất đến người nghe.
Sự thay đổi ở những sản phẩm âm nhạc sau này
Sau một khoảng thời gian không tập trung sản xuất các ca khúc mới mà tổ chức các show diễn đem bài hát của mình đến gần hơn với công chúng, vào năm 2015 Trịnh Thăng Bình mới chính thức quay trở lại đường đua Vpop.
Cũng từ thời điểm đó, những sáng tác âm nhạc của Trịnh Thăng Bình cũng dần cho thấy sự biến đối.
Như trong “Vỡ tan” Trịnh Thăng Bình có phần mở đầu “kịch tính” hơn, tạo cảm giác căng thẳng. Âm nhạc tổng thể vẫn có cảm giác chậm rãi nhẹ nhàng nhưng so với các ca khúc trước đây thì tiết tấu nhanh và mạnh hơn. Cách hát của Trịnh Thăng Bình cũng có cách luyến láy và nhấn nhá thay đổi phù hợp với sự thay đổi của nhạc nền. Ca từ cũng có phần hàm súc và chứa nhiều ẩn ý. Khi nghe ca khúc, mỗi khán giả dường như có cách lý giải và cảm nhận theo câu chuyện của riêng họ.
Bên cạnh đó, ngoài tổ chức các show diễn để quảng bá ca khúc như thông thường thì Trịnh Thăng Bình cũng đầy mạnh giới thiệu sản phẩm âm nhạc mới qua các chương trình truyền hình. Một số chương trình nổi bật nhất mà anh tham gia trong giai đoạn ra mắt ca khúc “Tan vỡ” có thể kể đến Sing My Song hoặc tập Ơn giời cậu đây rồi Trịnh Thăng Bình phát sóng cuối năm 2016.
Ca khúc “Seen” Trịnh Thăng Bình phát hành sau đó càng cho thấy nhiều điểm khác biệt. Âm nhạc được sáng tác theo một phong cách rất lạ, từ cách phối hợp các loại âm sắc của nhạc cụ, cách chuyển âm giữa từng đoạn nhạc đến cách biến đổi nhịp điệu, giai điệu bất ngờ. Điểm đáng khen là những khúc chuyển được xử lý mượt nên người nghe không có cảm giác bị hẫng khi lắng nghe ca khúc.
Tất nhiên, điểm khiến nhiều người bất ngờ nhất về sản phẩm âm nhạc này chính là ở phần nhìn. Trịnh Thăng Bình mang đến hình ảnh mới lạ với mái tóc vàng kim, toàn MV cũng là câu chuyện được kể bằng phong cách khá trừu tượng và hàm chứa nhiều thông điệp ý nghĩa.
Nhìn chung, Trịnh Thăng Bình giữ lại màu sắc âm nhạc tổng thể của chính bản thân mình và duy trì nó suốt 10 năm có lẻ. Còn ở từng chi tiết, anh biến chúng trở nên hấp dẫn, bắt tai và phù hợp với công chúng hơn.
Sự chuyển đổi có giúp Trịnh Thăng Bình hoàn toàn trở mình?
Khi thảo luận vấn đề này, chúng ta phải nhìn nhận rõ hai điểm. Thứ nhất, âm nhạc Trịnh Thăng Bình có màu sắc riêng và được công chúng ưa chuộng vậy nhưng hiện giờ nam ca sĩ không còn ở thời kỳ đỉnh cao như úc ra mắt bản hit “Người ấy”. Thứ hai, âm nhạc luôn có sự biến đổi dựa trên xu hướng và gu nghe nhạc của công chúng. Vậy hai yếu tố này ảnh hưởng như thể nào đến thành công của nam ca sĩ?
Khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao, màu sắc âm nhạc đặc trưng có thể trở thành con dao hai lưỡi. Một mặt giúp khán giả luôn ghi nhớ được người ca sĩ đó nhưng mặt khác trở thành yếu tố gây nhàm chán cho công chúng. Phong cách lặp đi, lặp lại trong thời gian quá dài khiến công chúng dần mất đi sự hứng thú và quan tâm, thay đổi bời vậy trở thành một điều tất yếu cần thực hiện.
Cùng với đó, nhu cầu về âm nhạc của giới trẻ hiện nay và 5-6 năm trước hoàn toàn khác biệt. Hiện nay, các sáng tác được yêu thích nhất đa phần có yếu tố EDM hoặc là sáng tác theo thể loại cực kỳ độc đáo, mới lạ và khác biệt. Do đó các sáng tác nhạc trẻ chậm rãi theo lối trước đây không còn được nhiều sự quan tâm.
Thực tế, chưa thể đánh giá được việc thay đổi của Trịnh Thăng Bình có đem lại hiệu quả hay không nhưng trước mắt, hoàn toàn có thể khẳng định thay đổi là việc cần thiết. Chính nhờ sự thay đổi mà cái tên Trịnh Thăng Bình vẫn phần nào tồn tại và tạo nên được sức ảnh hưởng trong làng nhạc Việt.