Song hành cùng hoạt động âm nhạc, Đan Trường còn thử sức với nhiều vai trò khác nhau trong đó có cả diễn viên. Tất nhiên là hai hoạt động này có sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau, tài năng trong lĩnh vực âm nhạc của nam ca sĩ đã trở thành một lợi thế đặc biệt giúp ích rất nhiều cho Đan Trường khi xuất hiện với vị trí hoàn toàn khác. Những bản hit nổi bật mà anh “Bo” mang đến không chỉ thu hút thêm lượng lớn công chúng mà hơn cả đã thổi một luồng gió mới làm sống dậy tinh thần của bộ phim.
Bắt đầu hoạt động với tư cách là một diễn viên
Đan Trường sinh năm 1976 tại thành phố Hồ Chí Minh trong một gia đình ba thế hệ. Nhà ca sĩ Đan Trường đều là lao động bình thường, không có ai hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào liên quan đến âm nhạc hát nghệ thuật. Cả nhà của Đan Trường sống trong một con hẻm nhỏ trên đường Tháp Mười, quận 6.
Đan Trường thể hiện đam mê của mình với con đường nghệ thuật từ rất sớm. Ngay cả khi phải làm nhiều công việc nặng nhọc để giúp đỡ gia đình về mặt kinh tế, anh “Bo” vẫn dành thời gian nuôi dưỡng ước mơ và phát triển của bản thân.
Đan Trường cuối cùng có được cơ hội để ra mắt với vai trò ca sĩ vào năm 1997 và liên tục gặt hái được nhiều thành tích nổi bật cũng như thu hút được lượng lớn fan là các bạn học sinh sinh viên. Sau 3 năm phát triển sự nghiệp âm nhạc, Đan Trường bắt đầu thử sức ở hoạt động diễn xuất với một bộ phim nhạc kịch vào năm 2000 “Vua hóa cò”. Tính theo năm sinh Đan Trường, anh bắt đầu đóng phim vào năm 24 tuổi, vẫn còn khá trẻ và dễ nhận được nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực này. Trong khoảng thời gian sau đó, dù có quá nhiều thời gian cho việc đóng phim, Đan Trường vẫn bỏ túi kha khá tác phẩm giá trị.
Những bản hit gắn bó với hoạt động diễn xuất của Đan Trường
Nhạc kịch thiếu nhi “Vua hóa cò”
“Vua hóa cò” là bộ phim nhạc kịch dành cho thiếu nhi do Hãng phim Trẻ sản xuất và phát hành vào năm 2000. Thời gian quay bộ phim này ngày sát thời gian chuẩn bị liveshow “Cảm ơn cuộc đời” của Đan Trường.Vì là một bộ phim nhạc kịch, phần âm nhạc trong phim được sáng tác riêng với những giai điệu đơn giản, dễ nhớ, bắt tai. Các bài hát trong phim mang phong các khác với những ca khúc Đan Trường nhạc hoa mà nam ca sĩ thường hay biểu diễn.
Trên đà thành công “Hoàng tử chăn lợn” ra mắt
Nhận được khá nhiều phản ứng tích cực, Đan Trường tiếp tục tung ra sản phẩm nhạc kịch cho thiếu nhi thứ hai với cái tên “Hoàng tử chăn lợn”. Trong bộ phim này, nam ca sĩ thể hiện hai ca khúc được sử dụng trong phim là “Yêu em” và “Hoa hồng vô tình” đều là các bài hát hấp dẫn, phù hợp thị hiếu công chúng vào thời điểm đó.
Võ lâm truyền kỳ
Bộ phim “Võ lâm truyền kỳ” là tác phẩm phim ảnh tiếp theo sau 6 năm kể từ bộ phim nhạc kịch “Hoàng tử chăn lợn”. Nó đánh dấu một bước đột phá trong hoạt động Đan Trường ở lĩnh vực phim ảnh. Nếu không có bộ phim này, mãi mãi Đan Trường chỉ dậm chân ở ca sĩ đá chéo sân, không được công nhận với vai trò diễn viên.
Bài hát nhạc phim “Hào khí anh hùng” do Đan Trường thể hiện trở thành bản nhạc được giới trẻ biết đến và sử dụng rộng rãi trong các trò chơi đặc biệt là game Võ lâm truyền kỳ đang nổi đình nổi đám lúc bấy giờ. Bài hát thể hiện đúng màu sắc và không khí bộ phim muốn truyền tải, chất giọng và phong cách hát của Đan Trường còn làm tăng thêm phần mạnh mẽ, hào khí, tạo sức lôi cuốn cực lớn.
Bộ phim đình đám “Thứ ba học trò”
Năm 2009, Đan Trường tạm ngừng hoạt động lưu diễn trong một tháng rưỡi để quay trở lại hoạt động diễn xuất trong phim “Thứ ba học trò” được chiếu trên HTV. Bộ phim tạo được cơn sốt trong giới trẻ vì khai thác được tất cả những câu chuyện đáng suy ngẫm về các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, gia đình, nhà trường,… Đan Trường trong lần xuất hiện này thử sức với hình ảnh một người thầy giáo luôn đau đầu vì những trò quậy phá của đám học trò.
Những câu chuyện xoanh quanh riêng nhân vật thầy giáo này cũng được quan tâm không kém, hàng loạt từ khóa về việc diễn viên Nguyệt Ánh cưới Đan Trường trong phim cũng được các bạn trẻ tìm kiếm rất nhiều vào thời điểm đó.
Nhạc phim cũng là một yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ tạo sự thành công và độ phổ biến cho bộ phim học đường này. Bản OST của bộ phim “Thứ ba học trò” có hai phiên bản được thực hiện bởi ca sĩ Đan Trường và Đông Nhi theo hai phong cách khác nhau. Bản nhạc Đan Trường mang theo một chút chậm rãi, có cảm giác đang hoài niệm, cảm xúc khá giống với ca khúc “Chỉ có bạn bè thôi” Đan Trường đã từng song ca với ca sĩ Quang Linh.
Yêu anh! Em dám không?
Bộ phim gần đây nhất của Đan Trường là “Yêu anh! Em dám không?” được thực hiện vào năm 2013. Hình ảnh Đan Trường trong bộ phim hiền lành, tốt bụng đến mức khờ khạo, khá giống hình tượng trong bài hát “Lấy vợ miệt vườn” Đan Trường.
Bản nhạc phim có cùng tên gọi lại là một sự kết hợp đặc biệt mới lạ của bộ ba diễn viên chính trong phim Đan Trường, Miu Lê và Trấn Thành. Ba phong cách hoàn toàn khác biệt nhưng lại được kết nối vô cùng hài hòa, tạo thành một bản nhạc vô cùng ấn tượng cho bộ phim này.
Có thể thấy, tài năng trong lĩnh vực âm nhạc của Đan Trường đã giúp anh có được cơ hội thử sức trong các sản phẩm phim ảnh nhạc kịch. Tiếp đó, cũng nhờ những bản hit OST do Đan Trường thể hiện, ngày càng nhiều công chúng biết đến, tìm hiểu và yêu thích các tác phẩm phim mà anh “Bo” tham gia. Nói ngắn gọn thì khả năng ca hát chính là trợ thủ đắc lực nhất, bệ đỡ cho Đan Trường phát triển trong lĩnh vực phim ảnh.
Tuy nhiên, mặc dù yêu thích hoạt động diễn xuất, Đan Trường vẫn dồn nhiều tâm huyết cho sản phẩm và hoạt động âm nhạc, rất ít tham gia vào các bộ phim đặc biệt là dòng phim truyền hình. Chúng ta hoàn toàn có thể mong chờ nam ca sĩ Đan Trường có thể tận dụng tất cả lợi thế sẵn có của mình, bao gồm cả giọng hát để xuất hiện trước công chúng trong các tác phẩm phim ảnh với vai trò một nghệ sĩ toàn tài.